Nguy cơ Lợn_hung

Giống lợn hung Sìn Hồ (Lai Châu) là lợn đặc hữu của bà con dân tộc nơi đây đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng, nguồn gen quý hiếm này đang có nguy cơ mất đi. Đến nay vẫn chưa có kế hoạch hay nghiên cứu khoa học nào về phương thức chọn lọcnhân giống, cũng như nuôi dưỡng, quản lý lợn hung Sìn Hồ thì việc mai một và tuyệt chủng và nguồn gen quý hiếm này đang có nguy cơ mất đi. Sau đợt nghiên cứu thí điểm ở Phìn Hồ đến nay, Viện Chăn nuôi quốc gia vẫn chưa có phản hồi gì về việc việc bảo tồn, cũng như kế hoạch phát triển giống lợn quý hiếm này. Hiện cũng không có một số liệu thống kê nào về giống lợn đặc hữu này. Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Thú y huyện Sìn Hồ cũng không có số liệu thống kê nào về giống lợn đặc hữu này.

Mặc dù có chất lượng thịt thơm ngon, giá bán cao, nhưng thực tế để bảo tồn và phát triển giống lợn quý này đến nay vẫn chưa có kế hoạch hay nghiên cứu khoa học nào về phương thức chọn lọc và nhân giống, cũng như nuôi dưỡng, quản lý dẫn đến việc mai một và tuyệt chủng[4], một trong 8 hộ được chọn nuôi thí điểm năm 2009 thì được biết hiện nay cả bản chỉ có duy nhất một gia đình còn giống lợn này nhưng cũng đã bị lai tạp đi rất nhiều. Cần sớm bảo tồn và phát triển giống lợn hung nhằm lưu truyền nguồn gen quý cũng như mở ra hướng khai thác sản xuất hợp lý để đem lại hiệu quả kinh tế, từ đó hướng tới xây dựng thương hiệu "Lợn hung Sìn Hồ" góp phần tích cực để xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc[9]. Năm 2009, xã đã phổ biến kế hoạch bảo tồn giống lợn này, nhưng rồi sau một thời gian không thấy phản hồi của Viện.

Nguyên nhân mai một do lợn chậm lớn, trọng lượng không cao, tỷ lệ sinh rất thấp, chỉ 6,5 con/ổ. Hiện nay bà con ở địa phương chỉ lai tạo và phát triển giống lợn ỉ, lông mượt, mõm ngắn, dễ ăn và tỷ lệ sinh cao từ 10 đến 15 con/ổ[4]. Đồng thời từ lâu nay, người dân không hề biết giống lợn này là giống lợn quý, với bộ gen hiếm, vì vậy thường cho giao phối, lai tạp với các giống lợn khác nên lợn hung đang bị thoái hóa nguồn gen[1], ngoài ra giá cả của chúng cũng không được cạnh tranh, năm 2010 giá lợn này là 120 000 đồng/kg nhưng lợn đen chỉ là 80.000 đồng/kg, giá cao hơn cũng có thể do hiệu ứng của việc cán bộ bảo tồn nguồn gen tuyên truyền cho việc bảo tồn giống lợn này[2].